ABcare

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị hăm tã cùng chuyên gia Abena

Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi lo thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Hãy cùng nghe chia sẻ từ chuyên gia của Abena nhé! chữa hăm cho trẻ

Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, nước tiểu đọng lại trong tã bỉm lâu, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọt nếu như bé gãi vì ngứa ngáy, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt. Hăm tã thường gặp ở trẻ dùng bỉm thường xuyên và tầm từ 3 đến 15 tháng tuổi.

Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

  • Do vi khuẩn: vi khuẩn trên da sẽ phát triển khi gặp môi trường thuận lợi như da bị bí và ẩm gây viêm kẽ.
  • Do nấm: nấm trên da khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy dinh dưỡng, sức khỏe trẻ yếu hoặc dùng kháng sinh nhiều, da của trẻ không sạch, nấm sẽ phát triển.
  • Dị ứng do đóng bỉm quá chật hoặc quá lâu: Đóng bỉm chật hoặc quá lâu là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm kẽ, viêm da ở trẻ. Hoặc dùng tã lót bằng vải mà sử dụng xà phòng giặt hoặc các sản phẩm giặt gây dị ứng.

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị hăm tã chữa hăm cho trẻ

  • Đỏ da ở vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục kèm theo mùi khai.
  • Đầu tiên vùng da đỏ ở hậu môn sau lan dần ra tới mông, đùi.
  • Nặng hơn nữa da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu dẫn tới nhiễm khuẩn.
  • Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.
  • Trẻ quấy nhiều, thâm chí kém ăn, ít ngủ.

 Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị hăm tã chữa hăm cho trẻ

  • Chú ý lau người bé thật khô sau khi tắm rồi mới quấn tã.
  • Nên thay tã cho bé thường xuyên không để quá lâu.
  • Không nên bôi, rắc phấn rôm cho trẻ dễ làm bít tắc lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé chú ý phải rửa vùng bẹn và sinh dục ngoài ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới.
  • Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.
  • Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.
  • Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.
  • Có thể thoa kem chống hăm Abena chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã.

Vệ sinh sạch sẽ vùng bẹn và sinh dục ngoài bằng nước ấm rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới

Kem trị hăm đa năng Zinc Ointment - giải pháp cứu cánh tình trạng hăm tã an toàn, hiệu quả cho bé

Giải quyết tất cả các vấn đề trên với chỉ 1 sản phẩm duy nhất,kem trị hăm đa năng Zinc Ointment của Abena - tập đoàn chăm sóc sức khỏe hàng đầu đến từ Đan Mạch.

Sản phẩm được bổ sung thêm 20% NANO KẼM OXIT nâng cấp bảo vệ với nhiều công dụng vượt trội:

  • Giúp giảm viêm ở da do phát ban, dị ứng hoặc kích ứng kể cả hăm tã
  • Tăng quá trình lành vết thương và chống nhiễm trùng vết thương
  • Giữ độ ẩm cho da khô

Kem chống hăm Abena Zinc Ointment chứa Nano kẽm oxit, được bào chế dưới dạng nhũ tương “nước trong dầu” giúp thẩm thấu nhanh, và không bị trôi khi gặp nước. Giúp các vết thương, hăm loét nhanh khô và lành vùng da bị kích ứng. Đồng thời tạo lớp màng bảo vệ  da trong 8 giờ, giúp da luôn mềm mượt, tránh hăm trở lại. 

chữa hăm cho trẻ

Đăng Nhập Tài Khoản


quên mật khẩu

Hãy nhập địa chỉ email của bạn, chúng tôi sẽ gửi email kích hoạt lấy lại mật khẩu sau ít phút.

trở về đăng nhập

Đăng Kí Thành Viên


Trở Về Đăng Nhập

tìm kiếm

Cảm ơn bạn đã yêu thích sản phẩm!